VẬT LIỆU ATBX
TÌM KIẾM
SẢN PHẨM MỚI
TIN TỨC
- Khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang - Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ
- An Giang khánh thành bệnh viện lớn nhất miền Tây - Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ
- Khánh thành bệnh viện Bình Định hợp tác công-tư quy mô 600 giường Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ
- Điều trị ung thư bằng liệu pháp proton siêu đắt bùng nổ ở Trung Quốc
- Quá trình dẫn chụp tia X của máy X Quang
- + Xem thêm
THỐNG KÊ
- Khách đang online: 1
- Truy cập hôm nay: 128
- Lượt truy cập: 437554
- Số trang xem: 507715
- Tổng số danh mục: 5
- Tổng số sản phẩm: 5
TIN TỨC
Quá trình dẫn chụp cắt lớp của máy CT Scanner
Cũng như mọi phương tiện khác, chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng và khi thầy thuốc chỉ định đúng.
Hiện nay, đến bệnh viện chúng ta đã khá quen với với một y lệnh "cho đi chụp CT (xiti)", nhưng để thực sự hiểu được ứng dụng kỹ thuât này sao cho đúng cũng cần biêt đôi điều cơ bản.
Nguyên văn tiếng Anh kỹ thuật chụp này là CT Scanner, có nghĩa là kỹ thuật chụp quét định khu vi tính hoá. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là kỹ thuật dùng nhiều tia X quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
So với kỹ thuật chụp X quang trước đây, CT Scanner là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh giúp ích đắc lực cho thầy thuốc trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh và do đó mang lại lợi ích không cần bàn cãi cho người bệnh. Ngành y tế nước ta đã mau chóng đầu tư trang bị máy và đào tạo nhân lực đủ trình độ để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng chẩn đoán.
CT Scanner có những ứng dụng tiện ích sau: phát hiện khối u, dị dạng mạch máu não, khối máu tụ giập não, chảy máu, thiếu máu, phù não... trong chuyên khoa thần kinh sọ não. Cũng có thể phát hiện khối u, dị dạng, phồng lóc động mạch trong lồng ngực. Tương tự như vậy, chụp cắt lớp vùng bụng dễ dàng phát hiện những khối u, ổ ápxe, những hình ảnh bệnh lý khác trong ổ bụng hay trong khung chậu.
Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, có thể dùng phối hợp thuốc cản quang theo đường tiêu hoá hay đường tĩnh mạch. Hiện nay, khó có thể hình dung, những bệnh nhân bị u não, bị chấn thương sọ não hay bị ung thư phổi mà lại thiếu phim CT Scanner để chẩn đoán và duyệt mổ.
Từ vị trí chỉ là một chuyên khoa cận lâm sang tiến lên vai trò chẩn đoán hình ảnh, các kỹ thuật điện quang đã góp phần quan trọng giúp thầy thuốc không chỉ đoán bệnh chính xác mà còn đánh giá được mức độ nặng nhẹ, tiến triển của bệnh để chủ động tìm ra cách chữa tốt nhất.
Nhưng kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp. Trước hết, nó chỉ cho ta hình ảnh theo những lát cắt ngang song song với nhau nên khi có những tổn thương nằm lọt giữa hai lát cắt sẽ không nhìn thấy.
Hoặc những lúc cần nhìn theo chiều dọc của cơ thể, ví dụ như hình ảnh cơ, xương, khớp, đường đi của mạch máu thần kinh hay ảnh dọc của sọ não... thì CT Scanner không làm được (lúc này phải cần đến một kỹ thuật khác là chụp cộng hưởng từ MRI).
Một điều rất đáng quan tâm là khi chụp cắt lớp, người bệnh phải chịu một lượng tia X quang nhiều gấp hàng chục lần chụp thông thường, rất có hại đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với sản phụ và trẻ em. Vì vậy, cũng như mọi phương tiện khác chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng dịch vụ y tế và khi thầy thuốc chỉ định đúng.
Có thể nói không quá là hiện nay, không ít thầy thuốc đã quá rộng rãi khi chỉ định chụp cắt lớp nếu không muốn nói là lạm dụng kỹ thuật này; làm dễ cho mình nhưng lại làm khó cho bệnh nhân tạo nên thói quen ỷ lại kỹ thuật cao đắt tiền mà lười hỏi bệnh, thăm khám người bệnh ân cần và cẩn thận.
Nhưng cũng cần nói cho công bằng, ngay người bệnh bây giờ lại có tâm lý sính kỹ thuật cao siêu, nghe nói xiti thì đi khám bệnh cũng đòi được CT, cứ nghĩ rằng CT Scanner là kính chiếu yêu thấy được tất cả lục phủ ngũ tạng phát hiện tất cả các thứ bệnh; bác sĩ không cho chụp thì không an tâm, hay là có tiêu cực, hay là trình độ kém...
Ta đã biết một ít về CT Scanner, hãy hỏi thêm thầy thuốc để được tư vấn sao cho có lựa chọn thích hợp nhất khi đi khám chữa bệnh.
Theo BS Đào Thế Tân
Được đăng bởi Cty Hoàng Kim Phúc
Nhà thầu chuyên Thi công * [ Chì Tấm XQuang - Kính Chì - Cửa Chì - Bột Barite]
HỖ TRỢ ONLINE
- Yahoo
Lý Hoàng Phú
- Hotline
0906 367 069
Mr.Phú
Email 1
hoangkimphucco.ltd@gmail.com
Email 2
hoangphu710@gmail.com
FACEBOOK
LIÊN KẾT WEB